Đền Bà Triệu xưa nay vẫn nổi tiếng là ngôi đền đồ sộ với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt giữa rừng sông nước hiền hòa hay những lễ hội tấp nập ngược xuôi dòng người kéo về. Một chút thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nơi đây.
Hướng dẫn đường đi đền Bà Triệu
Nằm cách thành phố Hà Nội 137km, du khách nên di chuyển bằng xe ô tô vì đường đến đền bà rất thuận tiện. Từ Hà Nội theo ĐCT 01 (Cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình) qua cầu Cao Bồ, Nam Bình đến đường Trần Nhân Tông dẽ tiếp qua QL 1A – Quang Trung – Nguyễn Trãi – Nguyễn Huệ, men theo QL 1A qua Sông Lèn tới làng Phú Hoa là tới đền Bà Triệu. Lộ trình di chuyển theo đường ô tô mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Đền Bà Triệu nằm ngay cạnh quốc lộ 1A, chính vì vậy, mọi phương tiện di chuyển tới đây rất thuận tời, ngôi đền đón thêm nhiều khách du lịch hơn mỗi năm.
Đặc sản khi đến thăm đền Bà Triệu Thanh Hóa
Vùng đất Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều đặc sản quý hiếm như: nem chua, loại nem chỉ vùng đất này mới làm ra được hương vị đặc biệt như thế; Bánh gai Tứ Trụ; Bánh răng bừa, loại bánh có hình dáng và nguyên liệu hơi giống bánh tẻ tại một số địa phương trên cả nước; Cá rô Đầm Sét, loại cá rô ngọt, béo, chỉ có vào dịp hè; mắm cáy; gỏi cá. Đây là những đặc sản nổi bật nhất khi tới vùng đất đi vào thơ văn nhiều đến lạ. Bạn có thể bắt gặp những hàng quán dọc các tuyến đường quanh TP Thanh Hóa. Một chút quà nhỏ cho người thân, gia đình nhân dịp du lịch đền Bà Triệu quả là điều tuyệt vời nhất.
Đền Bà Triệu đón bằng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt
Sáng ngày 7 - 4 -2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt tại Đền Bà Triệu ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Khu di tích Đền Bà Triệu không chỉ là chốn linh thiêng với các quần thể kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa mà còn là nơi có phong cảnh đẹp để du khách tưởng niệm và tham quan vãn cảnh. Được biết, đây là di tích đặc biệt Quốc gia thứ 2 của Thanh Hóa được công nhận, trước đó Quần thể di tích lịch sử Lam Kinh được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhân là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Đền Bà Triệu qua nhiều năm thăng trầm lịch sử
Đền Bà Triệu nằm trong làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Đền cách thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía nam. Ngôi đền này thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Bà là người có công đánh đuổi giặc Đông Ngô vào thế kỷ thứ III SCN. Nhân dân biết ơn bà cho nên đã lập đền thờ bà hàng năm tổ chức hội để không bao giờ quên ơn người đã có công với tổ quốc.
Ngôi đền này có nằm dựa vào sườn núi, sát lề phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Bên cạnh đền thờ Bà Triệu, cũng có đình thờ bà gọi là đình thờ Thành hoàng làng nằm ở phía Bắc đền cách gần 1 km. Nơi đó dân cư tập trung đông đúc, người người tấp nập.
Sau nhiều lần trùng tu và sửa chữa, ngôi đền này được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ. Diện tích khu di tích gồm 4 ha với cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. Trong đó, hậu cung có chiều cao ưu thế hơn cả.
Cũng giống như nhiều ngôi đền khác, gian hậu cung thờ Bà Triệu, bên tả thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu bà. Trung đường giữa thờ tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên tả là bàn thờ hội đồng quan võ và 3 tướng họ Lý, bên hữu là bàn thờ hội đồng quan văn. Tiền đường thờ bách gia trăm họ và thờ thành tổ.
Kiến trúc đền Bà Triệu
Bên ngoài cổng được xây dựng theo kiến trúc cổng tứ trụ chất liệu bằng đá khối, tường chạm nổi hình voi ở hai bên. Các ô hộc ở trụ cổng và tứ trụ chạm hình long, ly quy, phượng, bốn mặt liền khối đá thân trụ, các đầu trụ được trang trí bằng phượng và nghê.
Qua tam quan, bạn sẽ bước đến một cái hồ có nhiều hoa sen, hoa súng. Hồ được xây thêm trên nền hồ cũ là tường bao và bậc lên xuống. Đi qua hồ bạnh sẽ bắt gặp một bình phong bằng đá khối, miếu thờ trước cổng nội. Hai tầng cửa giữa và một tầng ở hai cửa bên, hai tầng mái đều được xây bằng gạch chắc chắn, trước cổng đặt 2 tượng nghê đá cổ rất uy nghiêm.
Khi đến đền, khách du lịch có thể dâng hương tại nơi thờ cúng bà, sau đó đến hai bên tả hữu để cùng uống trà, thả tâm hồ dạo chơi quanh sân Thiên Tĩnh và phóng tầm mắt ngắm cảnh phía trước cổng nội (cổng trong). Núi Tùng ôm trọn ngôi chùa trong lòng và làng Phú Điền ẩn hiện giữa đồng lúa mênh mông.
Lễ hội đền Bà Triệu
Ngày nay, đền Bà Triệu là điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều khách du lịch. Không chỉ là dịp đầu năm mới hay dịp lễ hội, đền Bà Triệu vẫn là địa điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Lễ hội đền bà được tổ chức vào 3 ngày tháng 2 âm lịch (từ ngày 21 tháng 02 đến 24 tháng 02 âm lịch). Ngày lễ này có nhiều hoạt động mang ý nghĩa dân gian, đúng phong cách truyền thống. Các hoạt động có thể kể đến như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô-Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,.. Tất cả đều hòa chung trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội. Dân làng thập phương đến đón rước thánh cùng hòa theo nhịp điệu của làng nô nức đến lạ.
Đến đền bà thăm thú cảnh quan và cùng tham dự những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất có một không hai. Vào dịp đầu xuân năm mới, đây cũng là địa điểm du khách có thể lui tới để làm lễ đầu năm, xin lộc xin tài.
Nguồn : https://www.vntrip.vn/cam-nang/den-ba-trieu-ngoi-den-linh-thieng-cua-nguoi-thanh-hoa-21287